Lá bài Dân Chủ

 


Mấy hôm nay tràn ngập trên mạng, các hình ảnh tại Syria với các phiến quân đã tiến vào thủ đô, trong khi Assad đang ở tại Mạc Tư KHoa. Thiên hạ hô hào độc tài chuyên chế ra đi, từ nay có thể xây dựng một nền Dân Chủ khiến mình cười ruồi.


Nhớ khi dân chúng đập vỡ các tượng Sadam Hussein, Khadafi,…ai nấy cũng kêu dân chủ trở lại mà đến nay dân tình vẫn đánh nhau mệt thở, cạn kiệt dầu hoả. Ít ai biết chính các nước phương Tây và Hoa Kỳ đưa Sadam Hussein, Khadafi lên ngôi, rồi khi họ khám phá ra sự thật ý đồ về các nước Tây phương thì họ quay lại chống và bị lật đổ như ông Ngô Đình Diệm khi xưa. Gần đây là Noriega.


Các tin tức được cập Nhật hóa là quân đội do thái đã xưa quân qua biên giới và chiếm đóng một phần đất đai của Syria. Quân phiến loạn chả động đậy. Quan trọng nhất là họ đã chiếm ngọn núi Hermon rất quan trọng để trang bị các đài radar nhằm chống Hoả tiễn của Ba Tư mà trước đây được bắn vào xứ Do thái. Hệ thống phòng không của do thái bị ngọn núi này áng nên không thấy bắt được một số hoả tiễn của Ba tư. Nay thì chiếm được đây thì đến Tết congo mới đòi lại được, hỏi người dân Palestine. Khi xưa quân đội do thái đã tấn công quân đội ả rập để chiếm ngọn đồi Golan nay chiếm luôn các vùng cao nguyên ở đây thì sẽ bá chủ bầu trời với dàn radar sẽ được đặt trên ngọn núi này. Họ cho Oanh tạc các phi trường tiêu huỷ hết chiến đấu cơ và các hầm trú vũ khí để không rơi vào tay phiến loạn.

Bản đồ quân do thái tiến chiếm lãnh thổ Syria. Mình đoán là quân đội của Assad, chắc hết được Putin viện trợ nên tan hàng nhanh chóng. Quân đội do thái chiếm một phần đất bên biên giới của Syria như tạo dựng một vùng chống xâm nhập của quân khủng bố. Quan trọng nhất là họ chiếm ngọn núi Hermon, chỉ cách 30 dậm đường chim bay với thủ đô Damascus.

Có tin tức cho biết là quân phiến loạn là do Do thái và Hoa Kỳ tạo dựng. Xem như Syria nay thuộc về Do thái và Thổ Nhĩ Kỳ. Erdogan đang lấy lại phần đất của đế chế Ottoman. Nên nhớ quân đội Mỹ chiếm đóng vùng có dầu lửa và mỗi ngày lấy dầu miễn phí. Xong om


Ngoài ra còn vấn đề dầu hoả. Thật ra quân đội Hoa Kỳ đã chiếm đóng một phần lãnh thổ Syria từ mấy năm qua và mỗi ngày chở dầu thô ra Hải cảng. Từ nay, Ba tư hết bán được dầu qua ngõ Syria và Nga Sô cũng mất luôn chỗ đứng ở Trung Đông. 

Nhìn bản đồ thì xem như Ba Tư hết bán dầu hỏa  cho Âu châu. 

Hóa ra mấy tháng qua do thái dày công đánh phá tổ chức Hezbollaz ở Li-băng là để chuẩn bị chiếm đóng Syria. Nga đang lo vụ Ukraine nên không thể đổ quân giúp Assad.


Để mình nhắc lại cựu tổng tư lệnh khối Bắc đại Tây dương, tướng West Clark có tuyên bố, cho biết khi vụ đánh bom 9/11 xảy ra tại New York thì ông ta được kêu về ngủ giác đài để họp. Sau đó, có một ông tướng ở ngủ giác đài kêu ông ta vào văn phòng và cho biết các chuẩn bị tấn công 7 nước của ngủ giác đài. Đến nay là có 6 nước đã bị tấn công, chỉ còn Ba Tư là chưa bị tấn công. Có thể sau khi bình định xong xứ Syria thì sẽ đến phiên xứ 1001 đêm. Ai buồn đời thì nghe ông tướng này kể chuyện. Ông ta có ra tranh cử tổng thống nhưng không được ủng hộ nên rút lui. Các vụ mùa Xuân ả rập này nọ đều do Tây phương quấy rối, tạo dựng. Ngày nay tại Georgia, xứ mình đã viếng năm ngoái đang bị lộn xộn như Ukraine năm 2014. Xứ này thuộc Liên Sô khi xưa nên đa số người dân nói tiếng Nga. Nay đòi Dân Chủ.

 https://youtu.be/6Knt3rKTqCk?si=XCYlQl_Qr5udtrD8

Cái khổ ở thế kỷ 20 và 21 là nước nào có giếng dầu là bị các nước lớn áp đảo để chiếm dầu hoả. Syria là nơi hải quân của Nga Sô có thể đến vùng trung đông. Nay các chiến hạm của Nga phải rút đi.

Người Tây phương dùng chiêu bài Dân Chủ Hoá xã hội, để rao bán cho các nước đang phát triển để thu phục các người lãnh đạo mấy xứ này để làm lợi cho họ, theo chủ nghĩa thực dân mới.

https://youtu.be/Gg-jvHynP9Y?si=_bhJ75h2jvLuHz8D


Trong bài diễn văn giả từ người Mỹ tổng thống Eisenhower đã báo động về những tập đoàn buôn bán vũ khí, nguy hiểm cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Ai buồn đời thì xem mấy đường dẫn trên. Mình có xem tài liệu mật được giải mả về vụ ám sát tổng thống Kennedy mà ông Trump có xem và không muốn công bố vì những người liên quan đến vụ này vẫn còn sống. Nay thì đã qua đời. Nhất là họ tìm cách ám sát ông ta không được sau khi vũ khí hoá ngành tư pháp đưa ông ta ra toà không đi đến đâu.


Khi khủng hoảng Vịnh Con Heo xẩy ra thì các cố vấn an ninh như anh em dòng họ Dulles, quốc phòng Hoa Kỳ đều nói tổng thống Kennedy đánh khối Liên Sô ở Âu châu, để cho Krushcheh một bài học, các pháo đài bay B 52 đã được báo động tại Tây Âu nhưng JFK nhất quyết không chịu và thượng lượng. Lý do là có một điệp viên của Nga ở New York hay Âu CHâu cho biết là đầu đạn không có gắn nguyên tử tại Cuba và được thông báo cho Liên Sô, triệu hồi ông này về để giết. Cuối cùng ông Kennedy bị giết 24 tiếng đồng hồ sau khi ký giấy tờ ra lệnh rút cố vấn quân sự Mỹ tại Việt Nam Cộng Hoà về. Sau đó ông Johnston lên và cho đổ quân ào ạt vào miền nam. Làm giàu cho tập đoàn chiến tranh, bán cho chính phủ Mỹ các súng ống còn dư sau đệ nhị thế chiến. Chúng ta thấy dạo ấy lính Việt Nam Cộng Hoà được trang bị toàn là súng Garant, Carbin M1, bắn từng viên tỏng khi Việt Cộng được trang bị AK 47 bắn liên thanh chiếm thượng phong trên chiến trường.


Tổng thống Carter không nghe lời thì có mật vụ báo tin mới bắt được một tên sát thủ ở gần khách sạn mà ông ta sắp đến đọc diễn văn nên sợ quá hết ra tranh cử. Ông Reagan cũng từ chối việc gì bị bắn suýt chết. Từ đó chúng ta thấy các tổng thống sau này không còn dũng mãnh như các vị tiền nhiệm.

Cứ lấy thí dụ bộ trưởng bộ quốc phòng hiện nay của Hoa Kỳ là ông Lloyd Austin III, nằm trong tập đoàn Raytheon Technologies chế súng đạn, làm giàu nhiều từ khi chiến tranh Ukraine, nhà máy sản xuất làm 24/24. Hay ông phó tổng thống Dick Cheney là tổng giám đốc của công ty Halliburton, làm giàu nhờ trúng thầu cho quân đội Hoa Kỳ khi đánh chiếm các nước trên thế giới như Iraq,…

Xem như xong đồi Golan, đã bị Do Thái một phần khi xưa nay thì họ đồng ý cho người của họ di dân đến đây lập nghiệp.

Tại sao ông Biden tha thứ cho người con trai, vì cả gia đình này làm giàu cũng như Obama ở Ukraine từ năm 2014 khi Hoa Kỳ giúp lật đỗ chính phủ được dân bầu theo dân chủ ông Viktor Yanucovych làm tổng thống. Ông này mượn tiền IMF thì tiền lời cao và phải tuân theo những chỉ thị này nọ của phương Tây trong khi mượn tiền của Putin thì rẻ hơn nên ông ta mượn tiền Nga sô. Thế là Hoa Kỳ và Tây phương tổ chức cách mạng tím ở đây khiến ông tổng thống chạy qua Nga lánh nạn. Nay Ukraine nát bét, không biết đời nào mới trả nợ hết vì Monsanto dã mua đất đai khá nhiều để mai mốt hoà bình làm giàu. Dầu hoả này nọ sau này bán rẻ cho Tây phương. 3 tỷ đô la mà ông Yanucovych mượn thì Ukraine xù luôn, không trả kêu đó là tiền mượn không chính thống. Một trong những lý do khiến Putin xâm chiếm xứ này. Cũng toàn là tham nhũng, phải chắc chức biết bao nhiêu tướng tham nhũng.


Hôm nào buồn đời mình kể mấy chuyện ngoài luồng vì truyền thông chính không nói còn những người đưa tin thật hay bị chận. Như vụ ông chủ tịch UnitedHealthcare bị bắn chết. Nếu ai có dịp xem video của ông ta nói với các người làm chung về việc ông ta sắp ra toà để làm nhân chúng cho các vụ insider trading. Khiến ông ta bị bắn chết và họ chế ra một hung thủ giả như vụ ám sát hụt ông Trump. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  


Vợ tôi là thiên thần

 Vợ tôi là thiên thần


Máy bay vừa đáp xuống phi trường Roissy, mình mở điện thoại để nhắn tin cho cô em thì Apple Pay hiện ra, cho biết đồng chí gái mới mua một cái đàn, giá khủng khiến mình chới với. Mình đi máy bay sang Tây khứ hồi có 200 đô mà đồng chí gái mua thêm cây đàn mới giá gấp mấy lần vé máy bay khiến mình thất kinh. Sau khi học đàn được 3 tháng thấy có tiến bộ, được lên lớp, đồng chí gái hồ hởi phấn khởi nghe lời ai mua thêm cây đàn chiến đấu, âm thanh khá hơn để đi biểu diễn trong nhóm. Kinh. Ngoài ra còn mua thêm cái Vali nhỏ để bỏ chân giá nhạc, bài vở và cái túi đàn, đeo sau lưng trông rất người mới học đàn.

Mình mới đi Tây về nên trái múi giờ, buồn ngủ. Đồng chí gái tổ chức họp mặt với mấy ông bà bạn học đàn chung. Mình chào hỏi chút xíu là mắt buông màu tím, trốn vào phòng ngủ, không được xem đồng chí vợ hát hò và đàn. Cứ đâu 7-8 giờ chiều là mắt mình lim dim nên đi ngủ thêm Hoa Kỳ đổi giờ mùa đông nữa, cứ lêu bêu ngủ không được nên người lèo xèo mất cả tuần mới ngủ ngáy lại bình thường.

Hôm trước, đồng chí gái kêu chở lên Burbank để tham dự buổi giao hữu thân hữu gốc Hội An. Cứ vài tuần thì dân Hội An, Phố Cổ hẹn nhau ở nhà ai đó ăn uống rồi sau đó có màn văn nghệ hát hò giúp mình làm quen với giọng Quảng. Đồng chí gái bắt mình đem đàn ra xe. Đến phiên cô nàng hát thì đánh đàn hát như gái Hội An, tuy trình độ vỡ lòng nhưng phải cảm phục mụ vợ, dám biểu diễn và hát.

Đồng chí gái tập đàn ở dưới nhà nhưng có lẻ buồn nên chạy lên lầu lấy cái đàn đầu tiên tập đánh đàn trong phòng ngủ. Nay thì mụ có mua nhạc cụ giúp lên dây đàn nên hết nghe từng tưng từng từng từng. Đang ngủ mà mình nghe cà xình cà xình bên tai rồi giọng Oanh vàng của mụ vợ réo lên trong đêm vắng :”Yêu tui hay Yêu đàn tình tàng tình tàng tính tính tình tang” khiến mình thức giấc nhưng cũng không dám phá cái không khí đầy ấp nhạc trữ tình thính phòng của mụ vợ. Mụ vợ hăng say hát như Mỹ Tâm trước hàng ngàn khán giả trong khi mình chỉ yêu cái giường ấm áp. Lâu lâu đồng chí gái đánh thức mình dậy hỏi nghe được không. Mình lớ ngớ nói quá được. Mụ lại hỏi thiệt không, mình nói quá thiệt. Rồi xoay qua ngủ tiếp. Tôi ru anh ngủ một tối mùa đông bằng cây đàn gui-ta.


Thật sự từ khi đồng chí gái về hưu, mình chỉ lo sợ mụ không có gì làm đâm ra lộn xộn. Nay có việc đi học đàn, đeo đuổi niềm đam mê của mụ là mình vui. Rồi họ chia nhóm ra để tập chung nên cũng giúp nhau vượt qua những ngày gian khó, trong buổi giao thời những ngày đầu học đàn, chớ học một mình cứ phải lên dây đàn hoài thì chán như con dán. Theo nghiên cứu thì về già, chúng ta nên hát hay chơi nhạc để giúp trí nhớ mình ít quên, giúp nuôi sống các neuron. Có xem một nghiên cứu, họ vào các viện dưỡng lão, nhiều người đang ngồi ngáp ruồi cả ngày, không lên tiếng nhưng khi họ mở nhạc rock N Roll hay Jazz thì mấy người già bổng nhiên đứng dậy, hát múa nhảy như thời còn trẻ. Họ khuyến khích để trí nhớ chậm lão hoá nên chơi nhạc hay nghe âm nhạc. Có lẻ vì vậy mà thiên hạ thích hát karaoke về những bài hát ngày xưa thân ái tôi trả lại cho anh. Anh làm tôi khổ cả một đời. 


Hôm qua, đánh dấu 6 tháng của cuộc trường chinh học đàn của mụ vợ nên mình phải đi dự để ủng hộ tinh thần phấn đấu tiến lên con đường đến đàn sĩ của vợ. Mụ hỏi đi không vì phải đóng tiền pizza. Sau buổi trình diễn là có màn bồi dưỡng “có thực mới vực được đàn”. Mình nghĩ không lên vườn một ngày không chết một con coyote nào cả nên đồng ý.

Sáng đi tập ra, có họp với hội Toastmaster xong thì tính đi thẳng đến chỗ biểu diễn thì nhận được tin nhắn là 2 giờ chiều thay vì 10 giờ sáng như lần trước. Thế là chạy về nhà, đợi vợ đi chung luôn.

Đến nơi, thấy mấy bà thì cũng khệ nệ, đeo đàn như đồng chí gái, tay thì kéo vali ấp chứa tâm hồn nhạc sĩ vào. Đồng chí gái kêu mình ra phụ một chị đem ghế, đồ đạt vào. Có nhóm nào đang sinh hoạt nên phải đợi họ xong mới vào phòng khánh tiết được, mình bò ra ngoài ngồi dang nắng. Đến giờ thì bò vào, mấy ông đang trang bị hệ thống âm thanh. Cũng tội già rồi nên mấy ông cẩn thận đeo nịt bụng to đùng để không bị trật xương sống. Thấy họ có chung đam mê nên hợp tác rất hăng say, treo bảng, trang hoàng đầy đủ tươm tất lắm. Có anh bạn bác sĩ về hưu, mê hát lắm, nay lại ôm đàn chạy vào học với mấy bà mấy ông trên 7 bó.

Kiếm cái ghế ngồi lướt mạng thì đồng chí gái ghé lại kêu chụp hình khiến mình thất kinh suýt bổ ngửa. Hôm nay mụ bận váy trắng rồi ở đâu mọc ra 2 cánh chim màu trắng khiến mình chới với. Tưởng mẹ Âu Cơ ở đâu lọt vô đây, hoàn hồn mình mới đưa iPhone lên chụp 1 pô. Kinh

Sợ mụ về nhà khơi khơi bắt chước tiền nhân đẻ ra một bọc 100 cái trứng là mình chỉ cho chúng ăn bơ trừ cơm như mình.

Cuối cùng thì chương trình bắt đầu. Sau phần giới thiệu thì học trò của tam cá nguyệt mới gia nhập được kêu lên sân khấu biểu diễn trước kiểu ca sĩ mầm non hát nền cho các ca sĩ có tiếng đang chạy show, chưa đến. Kỳ này chỉ có một bà duy nhất mới gia nhập hội lão đàn sĩ. 5 ông khoá trước không được vợ cho học lại. Bà này song tấu với bà thầy để khỏi run như kiểu lần trước đồng chí gái cầm đàn rào qua rào lại cho vui như khi xưa mình học đàn tranh với cô Minh Đức Hoài Trinh, mỗi lần đi biểu diễn, cô cho mình bận áo dài khăn đóng ngồi cuối cùng giả bộ rãi như Bá Nha ngày xưa bên sông đàn cho Tử Kỳ thẩm âm.

Sau khi vổ tay, thì nhóm của đồng chí gái được giới thiệu thì mình thất kinh. Mụ vợ từ đâu bận đồ trắng đeo cánh chim trắng bay vòng vòng như Tiểu long Nữ bay lên sân khấu. Chả hiểu mụ vợ mọc cánh khi nào, làm bà Âu cơ khiến mình lo sợ, buồn đời mụ đẻ cái bọc 100 cái trứng là phải đi cày lại chớ tiền già làm sao đủ nuôi. Nội trả tiền cho mụ vợ đi học đàn và mua áo quần trình diễn còn thiếu. Biết đâu, đẻ 100 con chim, hội bảo vệ súc vật và kẻ yêu súc vật sẽ Crowfunding, có tiền. Welfare cho $400/ đứa con thì một 100 đứa thà hồ mà lãnh foods stamps. Nội đi lãnh tả cho 100 đứa là phải mua chiếc xe U-Haul. Lúc đó mở kênh YouTube, quay cảnh 100 con Hàn ngày lai-chiêm là đủ sống.

Nhóm của đồng chí gái chưa có tên, chắc nên đặt tên nhóm 4 Bồ câu ra ràng. Hóa ra họ đánh đàn và hát bài “silent nights” mà tối nào mụ vợ cũng lãi nhãi bên tai mình. Đêm yên tĩnh, xin vặn âm thanh vừa đủ nghe mà mụ cứ réo bên tai mình khi đang ngủ. Cứ hát sai-lân-nài, rồi thử lại giọng cho đúng note sai sái xài xái lân nài nài, nái… Chán Mớ Đời  

Xong xuôi thì có màn vổ tay long trọng của phe ta để khuyến khích mầm non u70 như chào đón quan lớn. Sau đó đến ban “Tiếng Cua Đồng”, chắc hậu sinh của ban “Tiếng Tơ Đồng” ngày xưa, do mấy ông lên trình diễn rồi ban Mây Xám hay trắng chi đó, cuối cùng là ban mấy bà trên 7 bó, U80. Mình thấy có một chị chống gậy, tay kia dắt cái Vali, đựng đàn và đồ phụ tùng nhạc sĩ, thấy cảm động. Cho tới tuổi này mà vẫn cố gắng học đàn theo đam mê mà khi xưa, chắc lo cho chồng con không có thời gian học đàn. Hình như họ hát và chơi đàn một thánh ca, mình không rành về công giáo lắm. 


Sau đó đến phần trình diễn đơn ca và song ca. Mình hỏi một anh bạn, sao vợ anh qua Mỹ nay trở thành Mỹ Mễ, vì chị ta đi học tiếng Tây Ban Nha nên hát nhạc Mễ với giọng Huế khá đặc thù, với một chị khác hát tiếng Tây, xem như song ca Tây và Tây Ban Nha. Hình như bản Quizas, siempre que te pregunto, Que, cuando? Como? Y dónde…. Chị này hát chung với một chị khác phiên bản tiếng Tây nên hơi trật đường rầy. Bản nhạc này do nhạc sĩ gốc Cuba Osvaldo Farres sáng tác, nói đến một người hỏi một người bạn về tương lai,.. nhưng chỉ được trả lời quizas (có thể) trong khi phiên bản tiếng Tây do ông Jacques Larue biên soạn thì có ý nghĩa khác, trách móc một người tình, nói là yêu ông ta say đắm nhưng khi đi múa kép gặp tên nào là nhảy vào nhảy đam mê với hắn khiến ông ta ghen tương. Tương tự bản nhạc “L’amour c’est pour rien” được dịch ra “Tình cho không biếu không”, không đúng ý nghĩa như bản tiếng Tây. 


Có một cặp khác trình diễn và hát bài “it’s now or never “, được dịch từ bài hát nổi tiếng “O sole mio” của Ý Đại Lợi, đúng hơn là của vùng Napoli vì được viết bằng thổ ngữ vùng này. Sau này ông Elvis Presley dùng nhạc và chuyển ngữ anh ngữ “it’s now or never” khác ý nghĩa bản gốc, khiến cả thế giới biết đến. Cũng nhờ ông Prestley đóng quân ở Ý Đại Lợi, vùng Napoli nên nghe nhạc của xứ này và chuyển ngữ nhiều bài khiến nhạc vùng này được khắp thế giới biết đến. Bài thứ 2 khá nổi tiếng là “Guaglione” mà ca sĩ Dalida đã hát pháp ngữ với tựa “bambino”. Dạo mình sang Ý Đại Lợi, đi chơi ở mấy vùng này, được người dân địa phương chỉ cho hát cũng vui nhưng rất khó vì mình chỉ biết tiếng ý còn đây họ hát thổ ngữ của họ nên không hiểu hết lời. Nói cho ngay mình chỉ biết độ 10 bài của vùng này. Lý do là khi ghé đến vùng này, ngồi nghe bạn bè hát nhạc ý thì mình hứng lên hát bài Về đây khi mái tóc còn xanh xanh khiến tụi bạn ý ngạc nhiên hỏi mày biết bản nhạc này. Mình nói tao nghe ở Việt Nam. Họ giải thích là bản nhạc của vùng Napoli, thổ ngữ vùng này mang tự đề “Torna a Surriento” còn tiếng ý là Sorrento. Sau này ông ca sĩ Dean Martin có hát Back to Sorrento” do Claude Aveling chuyển ngữ giúp cả thế giới biết. Ông Phạm Duy chuyển ngữ qua tiếng Việt.


Vide 'o mare quant'è bello!
Spira tantu sentimento,
Comme tu a chi tiene mente,
Ca scetato 'o faje sunnà.


Có một ông chơi solo, hát một bài, kể 56 năm về trước, ông ta xuống phi trường Liên Khương với sinh viên sĩ quan trường chính tranh chính trị, tổ chức văn nghệ để uỷ lạo người dân vùng này thì có một cô bé ghé lại xin cho hát chung. Bài này khi xưa ở Đà Lạt mình có nghe một vài lần, nghe não ruột lắm. Ông ta muốn hát lại để nhớ về ký ức năm xưa trong chiến tranh. Rất cảm động.


Cuối cùng thì chụp hình cả nhóm. Mình kêu mấy bà, 1, 2, 3 hóp bụng vô. Xong xuôi được ăn một lát pizza rồi vác đàn, Vali của đồng chí gái ra xe, phụ chị đem ghế vào, nay đem ra xe lại. Cuối cùng về nhà, mụ vợ kêu đem đàn và Vali vào ông thầy hỏi mình sao không vào chụp hình, mình nói em vào sẽ làm tối tấm ảnh vì Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. Xong om


Nguyễn Hoàng Sơn 

Cái chết thầm lặng của suy nghĩ


Đi Âu châu quan sát đời sống bên đó và so sánh với đời sống tại Hoa Kỳ thì mình ngạc nhiên khi nhận thấy trong xe lửa cũng như Métro, không thấy người Pháp cầm sách đọc như xưa, bù lại là những điện thoại cầm tay. Đến nhà mấy người bạn cũ, thấy ít sách trên các kệ sách, khác với khi xưa. Họ là những người khuyến khích mình và cho mượn sách đọc. Hồi đó mới sang Tây thấy Tây đầm cùng lứa tuổi, sao chúng giỏi quá, hiểu biết nhiều nên vào thư viện mượn sách đọc mệt thở để hiểu chúng nói gì. 

Tò mò mở máy truyền hình, mình không còn thấy trên đài truyền hình pháp các chương trình giới thiệu sách như xưa. Các chương trình hội thoại của ông Bernard Pivot mà khi xưa người Pháp thức khuya để nghe ông ta phỏng vấn các tác giả mới xuất bản sách của họ trên chương trình truyền hình Apostrophes. Chương trình này giúp người Pháp đọc sách nhiều hơn giúp các nhà xuất bản mọc như nấm mùa thu. Ra FNAC, thấy dân ngồi đủ nơi để đọc sách hay vào trung tâm văn hoá Pompidou. Bạn bè khi gặp nhau hay đấu khẩu về cuốn sách này hay tác giả kia. Đi xe lửa, vào công viên, đâu đâu cũng thấy dân tình cầm cuốn sách.

Kỹ nghệ thông tin với các điện thoại thông minh, đã thay đổi lối sống và tư tưởng của người Pháp cũng như đa số người dân trên thế giới, tạo nên một nền văn hoá mới được toàn cầu hoá qua các mạng lưới xã hội.

 Chúng ta đang chứng kiến ​​sự suy giảm khả năng hiểu đọc qua nhiều thế hệ. Chúng ta đọc ít hơn, ghi nhớ ít hơn những gì chúng ta đọc và cố gắng để tham gia vào quá trình phân tích phê phán và đối thoại. Và nếu xu hướng này tiếp tục, chúng ta có nguy cơ làm suy yếu chính nền tảng của xã hội mình đang sống. Về Pháp mình cũng nhận thấy người Pháp ít đọc sách trong métro hơn khi xưa. Ai nấy đều nhìn vào màn hình của điện thoại thông minh, ngón tay nhấn lia lịa và nụ cười trên môi. Người Mỹ thì trung bình không đọc nổi một cuốn sách trong một năm. Trên máy bay, chỉ thấy có mình đọc cuốn sách trong khi mọi người dán mắt vào màn hình, hay xem phim trên laptop của họ.

Khôi nguyên Nobel văn chương Albert Camus

Khi xưa, khi ít ai biết đọc, mọi người trong làng tụ tập tại nhà thờ vào mỗi buổi sáng chủ Nhật để nghe ông cố đạo đọc các tin tức, mẫu chuyện được ghi lại trong tân ước. Người xưa chỉ biết những tin tức được ghi chép trong thánh kinh. Đến khi các người Hy Lạp chạy sang Ý Đại Lợi tỵ nạn vì bị đạo quân Ottoman chiếm đóng xứ họ trên 400 năm. Người Âu Châu mới biết đến các tư tưởng của Socrates và các nhà hiền triết xưa của nền văn minh Hy Lạp. Cuộc giao thoa của hai nền văn minh La-Hy đã dấy lên phong trào Phục Hưng tại Ý Đại Lợi rồi đưa đến nhưng tư tưởng của thế kỷ ánh sáng, khiến khoa học phát triển như ngày nay giúp người Tây phương thống lĩnh toàn cầu vào thế kỷ 19 và 20.

Trong thời đại yêu cuồng sống vội, với mỗi clip tối đa là 90 giây đồng hồ, con người yêu chuộng nội dung ngắn gọn và phương tiện truyền thông lan truyền, như video tải lên chỉ được 90 giây, người ta phải cô động bao nhiêu thông tin ngắn gọn, trở nên những khẩu hiểu hơn là phân tích vấn đề.  Quá nhiều người trong chúng ta đã mất hoặc đang mất sự tập trung và kiên nhẫn đối với các văn bản dài, phức tạp. Chúng ta lướt qua và quét thay vì đọc kỹ. Khoảng chú ý của chúng ta đã thu hẹp lại chỉ còn vài giây. Mặc dù công nghệ đã cho phép phổ biến thông tin rộng rãi, nhưng nó cũng đã phân mảnh suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta bị choáng ngợp bởi tiếng ồn và chủ nghĩa giật gân. Người ta tạo tin bựa để câu View. Khi xưa chúng ta thấy ngoài phố các sạp báo thì nay cũng có nhóm người chỉ thu nhặt các tin tức trên mạng, tải về sạp thông tin của họ. Nhiều khi chỉ là tin dỏm fake news. Cố câu được nhiều View. Như khi xưa, người Việt hay nói nhà báo nói láo ăn tiền.


Tiêu đề giật gân và bài đăng trên mạng xã hội thu hút cảm xúc của chúng ta hơn là lý trí, khiến chúng ta dễ bị thông tin sai lệch. Những tấm ảnh được sửa chửa bởi ứng dụng hay AI. Mình hay bị dính mấy vụ này, thấy ảnh lạ nên nhấn rồi thấy toàn là quảng cáo nên sau này lười khi phải nhấn đường dẫn. Có người nói mình sao không chịu cho quảng cáo trên bờ lốc của mình vì số lượng người đọc nhiều mỗi ngày nhưng mình sợ họ phải bị thọ tiễn như Ngu Cơ bởi quảng cáo bắn như mưa. Như lọt vào ma trận của quảng cáo, nhấn lộn là bị bay theo vùng cỏi trên.


Khi xưa ở Pháp mình không thấy quảng cáo trên đài truyền hình, nay về thấy quảng cáo không thua gì tại Hoa Kỳ. Các chương trình trên đài truyền hình đều dựa theo các chương trình thực tế của Hoa Kỳ và Anh quốc. Khi chúng ta xem truyền hình là nhận tin tức theo lối thụ động, trong khi đọc sách thì thu nhận tin tức theo lối chủ động. Có thể thanh lọc các tin tức và có thời gian suy nghiệm về chúng.


Chúng ta chia sẻ các bài viết trên mạng mà không đọc chúng, để câu view, gây bão, làm người influencer, chỉ đơn giản là phản ứng với các tiêu đề và tóm tắt khiêu khích để câu view cho họ dính vào ma trận quảng cáo. Bối cảnh, sắc thái và độ chính xác không còn quan trọng nữa. Sự thật khách quan đã trở thành thứ yếu so với cảm xúc chủ quan và động cơ thúc đẩy. Nhiều khi mình cũng bị lầm thấy ai đó tải bài hay hình ảnh. Mình thấy nhiều tấm ảnh rất đẹp nên tải về. Sau này mới biết là do trí tuệ nhân tạo làm nên Chán Mớ Đời. 

Khi xưa có câu chuyện bên tàu thời Xuân Thu. Một hôm bà mẹ của ông Tăng Sâm đang ngồi trước cửa thì có người chạy ngang nhà kêu con bà giết người. Họ lầm với ai cùng tên. Lúc đầu bà mẹ không tin nhưng sau nghe nhiều người nói khiến bà ta cũng đâm hoảng, bỏ chạy như mấy người báo tin.


Đó là nguy cơ ngày nay, người ta cứ tìm tin tức hợp với tiêu chí của mình để đọc hay chia sẻ. Dần dần tự độc tôn hóa cho rằng mình hoàn toàn đúng và những ai chỉ trích hay chê mình là bọn phản động, thế lực thù địch, phát xít, kỳ thị chủng tộc, xem thường và ghét phụ nữ, chế độ phụ hệ này nọ. Facebook cứ hay cho xem hình những người mình có thể biết để làm bạn, khám phá ra mấy người mướn nhà thì thất kinh. Không hiểu họ sử dụng ứng dụng nào mà thay đổi hình dạng của họ khiến mình thất kinh, thấy tên thì quen mà nhìn hình ảnh thì phải mất thì giờ khá lâu để nhận ra họ. Đúng là thế giới ảo.

Nếu không có khả năng đọc hiểu, chúng ta không thể xem tin tức một cách chu đáo và đưa ra quyết định hợp lý khi làm việc hay đầu tư. Nhiều khi cần phải đọc lại vài lần để hiểu thêm. Mỗi năm mình đều đọc lại một cuốn sách xem như kim chỉ nam. Mỗi lần đọc lại, lại học được thêm một vài điều mới lạ. Chúng ta mất khả năng phân tích kỹ lưỡng các vấn đề, suy nghĩ phản biện, hiểu các quan điểm khác nhau, phát hiện ra các ngụy biện logic và cân nhắc bằng chứng. Ý kiến ​​của chúng ta được định hình bởi lời lẽ gây hoang mang và xác nhận thành kiến ​​hơn là sự thật. Chúng ta tiếp nhận thông tin, nhưng chúng ta không thực sự tiêu hóa nó. Con tằm ăn lá dâu để nhả tơ, chúng ta đọc sách báo để nhận định riêng tư, độc lập thay vì lập lại những gì ai đó phát biểu. 


Điều này làm xói mòn nền tảng của một nền dân chủ lành mạnh. Chỉ biến chúng ta thành một cái phát thanh cho một chủ nghĩa, ý thức hệ hay Đảng phái nào đó. Lên mạng chửi bới những ai không đồng ý với quan điểm của mình cho rằng bọn phản động, phát-xít, phản động xét lại. Thêm ảnh hưởng của chủ nghĩa thức tĩnh khiến rối như canh hẹ.


Ngày nay, nếu một ai sở hữu một tài khoản trên mạng xã hội, có nhiều người nhấn like hay View, sẽ được trả tiền nên họ quên vấn đề chính là chia sẻ tin tức mà chỉ muốn kiếm tiền nên làm mọi cách để thu hút độc giả hay khán giả. Nghe nói nếu có 1 triệu View sẽ được trả $5,000. Do đó chúng ta thấy nhiều người ngồi nhà, chửi bới thiên hạ để câu Like hay View. Người thì chửi cộng sản để thu hút người xem chống cộng. Còn người thì lên tiếng chửi Nguỵ quân ngụy quyền để câu View người theo cách mạng,… tự nhiên ai cũng trở thành các bình luận gia chính trị, thể thao xuất chúng cả. Đúng hơn là tín đồ văn hóa chửi.

Có thể nói rằng, ngày nay với Internet, mọi người đã mất gần như hoàn toàn kỹ năng đọc hiểu. Hôm trước nghe ông Mike Benz, từng làm việc cho bộ ngoại giao Hoa Kỳ, viết diễn văn cho ông Trump kể về chính phủ Hoa Kỳ, tạo dựng một hệ thống cũng như chặn các tin tức không có lợi cho chính phủ và gây rối trên thế giới, nhằm gây ảnh hưởng như Mùa Xuân Ả rập,.. Chính xác hơn là chúng ta đã quên cách áp dụng kỹ năng đọc hiểu vào phương tiện truyền thông hiện đại. Chúng ta vẫn giữ được các khả năng nhận thức căn bản nhưng chúng ta không sử dụng chúng. Chúng ta phản ứng với các video YouTube, Tik Tok mang tính chính trị thay vì xem, xem xét và đặt câu hỏi về chúng. Xem như chúng ta thụ động nhận các tin tức, thay vì chủ động trong cách thanh lọc suy nghĩ như con tằm ăn lá dâu nhã tơ. Như cuộc bầu cử vừa qua, rất ít người vào trang nhà của các ứng cử viên để xem chương trình hành động của họ là gì để xem có khả thí, hợp với suy nghĩ của mình. Họ chỉ đọc các tin tức giật gân, fake news rồi thấy ai khác ý tưởng của mình là chửi bới. Miệng thì bô bô dân chủ, tự do ngôn luận một chiều.


Khi xưa đi học, đọc vài câu ca dao, truyện Kiều hay Cung Oán Ngâm KHúc, thầy cô bắt chúng ta viết tiểu luận, giải thích lý do tác giả viết lên mấy câu trong các tập sách này. Ngày nay, giới học sinh đi học, chỉ cần mở AI là được ngay bài tiểu luận, đem nộp cô thầy dù không hiểu gì hết. Đi thi thì bù trớt vì không làm được bài. Thầy cô không thể trù dập được. Không khác chi những người đi mua bằng tiến sĩ,… Người ta hay trách người Á đông chỉ biết học gạo để thi lấy bằng thay vì học để thời gian suy nghĩ về vấn đề, giúp có nhiều người nghĩ cách làm việc, thay đổi thế giới luôn tiện làm giàu.


Chúng ta quét các bài đăng trực tuyến để tìm quan điểm xác nhận thành kiến ​​của mình thay vì xem xét các góc nhìn khác. Chúng ta cho phép suy nghĩ của mình bị ảnh hưởng bởi những tiếng nói lớn trên phương tiện truyền thông xã hội thay vì diễn ngôn hợp lý. Chúng ta đã trở nên lười biếng về mặt trí tuệ, không rèn luyện được các khả năng phản biện của mình. Do đó chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi văn hoá thức tĩnh Woke hay MAGA rồi cãi nhau. Mình nhớ khi xưa, còn bé hay ngồi hóng chuyện người lớn, khi họ nói về chính trị hay đá banh thì nghe rồi chạy trong xóm hay lên trường nói lại, cứ như mình tư duy đột phá. Tuy vậy vẫn giúp mình biết đến nhiều khía cạnh, tò mò thêm.


Hôm trước, đi nghe đồng chí gái đàn và hát, mình thấy có một ông, chắc giữ hai đứa cháu. Ai hát ai đàn thì mặc họ, hai đứa bé cứ chú tâm vào cái IPAD để chơi game, nhấn nhấn. Chúng không cần biết đến môi tường xung quanh. Ông cháu chả nói chuyện, không truyền sự hiểu biết của mình cho cháu. Thấy đưa iPad cho chúng là chúng không quậy là vui.


Ngày nay cũng vậy, tuy đã lớn nhưng chúng ta vẫn lập lại những gì nghe trên đài truyền hình, hay trên mạng. Theo tin tức cho biết chương trình 5 bà nói chuyện cà kê dễ ngỗng chỉ có 83,000 khán giả, còn chương trình 1 đám cực hữu trên đài Fox chỉ có đâu 182,000 khán giả. Các đài này đang tính dẹp mấy chương trình không câu khách để bán quảng cáo. Người Mỹ bắt đầu thức tỉnh, bớt nghe các cố đạo truyền hình. Cuộc bầu cử vừa qua cho thấy các đài truyền hình đã xa rời thực tế. Không còn định hướng người xem nữa vì họ có thể đọc tin tức hay xem ai trên Podcasts hay trên mạng xã hội.


Có thể quá đơn giản khi nói rằng chúng ta đã mất hoàn toàn kỹ năng đọc hiểu. Nói chính xác hơn là chúng ta đã quên cách áp dụng kỹ năng đọc hiểu vào phương tiện truyền thông hiện đại. Chúng ta vẫn giữ được các khả năng nhận thức căn bản nhưng chúng ta không tận dụng chúng. Chúng ta phản ứng với các video YouTube có nội dung chính trị thay vì xem xét và đặt câu hỏi về chúng. Nếu chưa biết rõ vấn đề, có thể xem chương trình khác, phản bác lại để có một cái nhìn khác về vấn đề, giúp chúng ta tự tìm cho mình một đáp số cho vấn đề. Thật sự khi có đối thoại, giúp chúng ta hiểu rõ thêm vấn đề nên khi từ chối đối thoại thì sẽ khó tiến bộ trong lập luận.


Chúng ta quét các bài đăng trực tuyến để tìm quan điểm xác nhận thành kiến ​​của mình thay vì xem xét các góc nhìn khác. Cái này nguy hiểm vì kỹ thuật số theo dõi chúng ta và bắn toàn các tin tức phù hợp với suy nghĩ của chúng ta, càng khiến chúng ta lún sâu vào vũng lầy của bản ngã. Chúng ta để suy nghĩ của mình bị ảnh hưởng bởi những tiếng nói lớn trên mạng xã hội thay vì các bài diễn thuyết hợp lý. Chúng ta trở nên lười biếng về mặt trí tuệ, không rèn luyện được các khả năng phản biện của mình để tạo nên một tư duy cho riêng chính mình.

Khi mới qua Hoa Kỳ, xem đài truyền hình, người dẫn chương trình luôn luôn mời hai nhân vật đại diện cho phe tả và phe hữu để bàn về một đề tài, giúp khán giả có thể nghe được nhận xét, lý lẻ của hai bên cho một vấn đề, giúp họ có cái nhìn sâu hơn về đề tài.

Đọc không chỉ là một kỹ năng thực dụng. Nó giúp chúng ta tiếp xúc với những ý tưởng, nền văn hóa và trải nghiệm mới. Sách cho phép chúng ta tưởng tượng ra cuộc sống của người khác, mở rộng thế giới quan của chúng ta. Đọc sâu sắc, suy ngẫm rèn luyện khả năng tinh thần của chúng ta. Nó phát triển sự tập trung, kỹ năng phân tích và tư duy trừu tượng. Đọc xây dựng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn. Thông qua các câu chuyện, chúng ta có được những hiểu biết sâu sắc về tình trạng của con người. Sự xói mòn khả năng đọc phản biện cản trở sự phát triển nhận thức và trí tuệ cảm xúc.


Sau khi ChatGPT ra đời, một số người cho rằng AI gây ra mối đe dọa hiện sinh lớn nhất trong thời đại của chúng ta. Các thuật toán tiên tiến có thể tự động hóa công việc, cho phép thao túng thông qua deepfake và biến thông tin sai lệch thành vũ khí. Nhưng các hệ thống AI vẫn do con người thiết kế. Khả năng của chúng bị hạn chế bởi những gì lập trình viên phát triển. Mặc dù có khả năng gây nguy hiểm, nhưng AI hiện tại lại thiếu khả năng suy nghĩ và cảm nhận. Hôm qua có đọc một bài viết của một doanh nhân cho biết là sử dụng ChatGPT để tìm kiếm thì khám phá ra ChatGPT cũng bựa chuyện về công ty của ông ta.


Mình có thử nhờ AI biên tập lại một bài viết của mình, có hỏi ý kiến vài người thì họ cho biết AI viết lại khá hay nhưng không lột tả được cái tính trào phúng của mình. Thế là mình còn hy vọng tiếp tục viết nữa.

Ngày nay, người Pháp không dám chào khi lên hay xuống xe buýt vì văn hóa thức tĩnh 

Ngược lại, sự biến mất của khả năng đọc phản biện gây hại cho tâm trí có tri giác của hàng tỷ người. Tâm trí thiết kế, xây dựng, điều chỉnh và sử dụng công nghệ vì mục đích tốt hay xấu. Tâm trí đưa ra những phán đoán đạo đức với hậu quả toàn cầu. Việc mất đi khả năng hiểu thế giới xung quanh và hiểu được những ý tưởng phức tạp là một cuộc khủng hoảng hiện sinh. Khi nhiều người sống ảo, dùng ứng dụng để thay đổi chân dung áo quần, đưa đến vấn đề về tinh thần trong tương lai.


Nhớ khi xưa, học Truyện Kiều thì khi đọc mấy câu mà ông Nguyễn Du tả vẻ đẹp của hai chị em Thuý Vân Thuý Kiều “mai cốt cách, tuyết tinh thần, mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười” khiến mình tưởng tượng ra hai chị em đẹp ra sao hay khi đọc Kim Dung tả các cô gái trong truyện của ông ta thì mê, tưởng tượng đến vẻ đẹp của Tiểu Long Nữ, Chu Chỉ Nhược khiến mình cứ mơ mơ màng màng, bơi lội trong dung dịch của nền sáng tạo vô biên, mơ đến một người con gái đẹp nức nở đến khi xem phim bộ thì chán mớ đời vì tài tử Hongkong không đẹp như mình mơ khi xưa. Hay đọc những chuyện phiêu lưu của Jules Vernes giúp mình mơ thám hiểm đi chu du khắp thế giới.

 

Không kỹ thuật toán nào có thể thay thế được trí tuệ và khả năng phân tích của con người. Nhưng không thuật toán nào cần làm như vậy nếu chúng ta đã từ bỏ, bán buôn một thiên niên kỷ các kỹ năng đọc phản biện và tư duy. Lịch sử cho thấy nhờ sự suy nghĩ mà con người mới tạo dựng được một nền khoa học tân đại, giúp thế giới thay đổi, tốt đẹp hơn. Nhưng nay khi sự suy nghĩ bớt đi thì khó mà có thể tạo dựng khám phá ra các ý tưởng mới lạ.

Điển hình là mình vẫn cố gắng làm tính nhẩm thay vì dùng máy tính. Con mình thì cứ lấy máy ra tính. Trong trường hợp không có điện thoại thì làm sao làm tính. Bà cụ mình cả đời chưa đến trường nhưng làm tính nhẩm rất nhanh dù nay đã trên 90 tuổi.


Mỗi người chúng ta có thể nỗ lực đọc theo nhiều cách khác nhau, suy ngẫm sâu sắc và xác minh các tuyên bố trước khi truyền bá chúng. Chúng ta cũng có thể áp dụng các kỹ năng đọc phản biện một cách có ý thức vào phương tiện truyền thông hiện đại thay vì phản ứng theo phản xạ. Nhưng lựa chọn và hành động của cá nhân là không đủ.


Sự suy giảm khả năng hiểu bài đọc là một hiện tượng phức tạp. Không thể rút gọn thành những lời giải thích đơn giản như "công nghệ đã hủy hoại khả năng tập trung của chúng ta". Và đổ lỗi cho GenZ là bỏ qua những lỗ hổng lớn đối với thông tin sai lệch có cấu trúc kém được thể hiện bởi những người dùng lớn tuổi đã đổ xô đến Qanon. Nhất là khi về già, não bộ sẽ có vấn đề. Do đó khả năng hiểu đọc rất quan trọng để giúp phát triển hay giữ gìn an toàn não bộ. Các nghiên cứu cho biết là đọc sách, suy nghĩ giúp các neuron hoạt động nếu không sẽ bị đào thải đưa đến bệnh mất trí nhớ.


Những cách hiểu đơn giản này không nắm bắt được những sắc thái. Chúng ta không thể bỏ qua việc các nền tảng kỹ thuật số hiện đang thống trị bối cảnh truyền thông hiện đại. Mặc dù các công nghệ này cho phép thông tin lan truyền nhanh chóng, nhưng chúng lại ưu tiên nội dung ngắn gọn được tối ưu hóa để thu hút sự chú ý. Các thuật toán nâng cao nội dung giật gân hơn là diễn ngôn sâu sắc. Nhất là tin tức bị chận như Facebook đã chận các tin tức không có lợi cho bà Kamala trong khi X thì tha hồ mà xào nấu về bà Kamala. Khi tin tức bị ngăn chận nhất là theo tin tức ngoài luồng thì chính phủ chỉ cho phép vài công ty về AI được hoạt động để giúp chính phủ kiểm soát như các mạng xã hội. Phải xem để biết mà mua cổ phiếu công ty nào. Facebook, Google ,..đều bị chính phủ kiểm soát. Nay Âu châu ra lệnh các công chức nhân viên làm cho chính phủ không được sử dụng mạng xã hội X nữa vì khôgn kiểm soát được.

Các mạng xã hội tạo ra mảnh đất màu mỡ cho thông tin sai lệch, đặc biệt là những thông tin sai lệch mang tính cảm xúc. Các khái niệm phức tạp, chân thực trở nên khó khăn để thu nhận. Khi xưa đọc báo hay sách chúng ta có thể hình dung hay tưởng tượng nay thì họ cố tình đánh vào tâm lý của chúng ta bằng hình ảnh khiến chúng ta khó cưỡng lại. Mình nhớ khi xưa, mỗi lần ghé nhà ông bà Cayla ăn cơm tối. Sau đó ông Cayla ngồi đọc báo La Croix, thiên chúa giáo còn bà thì ngồi đan áo, họ mở nhạc thính phòng, tạo dựng một hình ảnh rất đẹp. Nay vợ chồng nằm chung giường nhưng mỗi người ôm một cái điện thoại.


Môi trường truyền thông kỹ thuật số hiện đại rèn luyện bộ não của chúng ta theo những cách trái ngược với việc đọc đắm chìm, chiêm nghiệm. Luồng kích thích vô tận phân mảnh sự tập trung của chúng ta thành những mảnh vỡ nhỏ. Chúng ta thực hiện nhiều tác vụ (mụ lít-task) cùng lúc trên các ứng dụng và trang web, khiến bản thân tiếp xúc với nhiều ý tưởng khác nhau nhưng lại nắm bắt được rất ít. Sự chú ý của chúng ta lướt nhanh từ bài đăng này sang bài đăng khác mà không đi sâu vào bất kỳ chủ đề nào. Mình để ý khi đầu óc lùng bùng vì nhiều ý tưởng loạn xã ngầu trong đầu nên nhiều khi viết chạy loang quanh, đủ đề tài, khiến mất cảnh giác, chú tâm và đề tài mình muốn kể. Có lẻ ảnh hưởng của tin tức quá nhiều.


Có lẻ vì vậy ngày nay người ta theo ông Thích Nhất Hạnh, học tập chính niệm khi làm việc, thở, ăn uống trong đời sống hàng ngày. Khi quan sát được chúng ta có thể gọi là đang sống thay vì ăn vì thói quen, uống vì khát, làm việc máy móc. Mình có 90 phút mỗi ngày khi tập ở Đông Phương Hội để theo dõi hơi thở, cách di chuyển tay chân, các cử động khi kéo nội công để nhận thấy các gân cốt từ cạnh bàn chân kéo lên các ngón tay, cổ được nói kết với nhau qua hơi thở. Đó là những giờ phút hạnh phúc trong ngày. Sau đó lại trở lại lối sống máy móc, đa năng.


Thiết kế của các ứng dụng và trang web cố tình khai thác các điểm yếu về mặt tâm lý của chúng ta: Kéo để làm mới và tự động phát đánh lừa bộ não của chúng ta bằng những điều mới lạ vô tận. Thông báo làm gián đoạn suy nghĩ của chúng ta bằng các lời nhắc bên ngoài. Các tiêu đề giật gân lợi dụng cảm xúc để gây sự tò mò. Các thuật toán tìm hiểu chính xác nội dung nào khiến chúng ta bị cuốn hút. Chẳng mấy chốc, tâm trí của chúng ta được đào tạo theo kiểu Pavlov để thèm khát sự xao lãng. Vụ này mình thấy rất nhiều, nhiều người cứ bỏ tấm ảnh kích thích tính tò mò của thiên hạ để cho họ lọt vào ma trận với toàn là quảng cáo và nguy hiểm nhất là muốn đọc thì phải để cho họ làm cookies.


Tệ hơn nữa, môi trường này thường che giấu nội dung vô vị đằng sau các giao diện hấp dẫn được tối ưu hóa để tối đa hóa thời gian trên trang web. Chúng ta chịu đựng những video nhàm chán, lặp đi lặp lại chỉ để xem chúng sẽ như thế nào. Chúng ta không thể rời mắt khỏi những người đẹp đang rao bán những lời khuyên vô nghĩa. Các trang web chứa đầy quảng cáo và theo dõi làm giảm ý chí tập trung của chúng ta. Sự chú ý của chúng ta được kiếm tiền để làm giàu cho những người thành thạo sự xao lãng. Mình xem trên YouTube nhiều chương trình nhưng sau vài lần thì nhàm chán vì họ chỉ bơm lại các tin tức cũ để câu View, kiếm tiền.


Trong khi đó, các văn bản dài chứa đầy thông tin quan trọng phải vật lộn để cạnh tranh. Giao diện của chúng không được thiết kế để gây nghiện mà để làm sáng tỏ diễn ngôn. Chúng tôn trọng quyền tự quyết của người đọc thay vì bẫy họ bằng thuật toán. Những người sáng tạo ra chúng quan tâm đến sự thật hơn là nhấp chuột. Nhưng những ốc đảo đọc và suy nghĩ này ngày càng trở nên xa lạ với tâm trí hiện đại vốn quen với sự kích thích giác quan liên tục. Độ sâu của chúng đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực phân tích mà có vẻ không tự nhiên sau nhiều năm lướt qua và cuộn.


Phương tiện truyền thông kỹ thuật số cũng mang lại nhiều mặt tích cực, chẳng hạn như cho mọi người tiếp xúc với nhiều góc nhìn khác nhau mà họ có thể không bao giờ gặp phải nhưng phải đổi trang mạng. Nhưng thiệt hại kèm theo đối với khả năng tập trung là có thật.

Các nghiên cứu xác nhận rằng những người làm nhiều việc cùng lúc (Multi-task) phải vật lộn để lọc ra những thứ gây mất tập trung và tập trung vào các nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức. Những người sử dụng nhiều phương tiện truyền thông trực tuyến thường lướt qua nhiều trang nhưng lại có ít chiều sâu kiến ​​thức hơn. Những người bản địa kỹ thuật số suy nghĩ và đọc theo những cách rời rạc rất khác so với các học giả biết chữ trong quá khứ. Có lẻ vì vậy ngày nay người ta đang tìm về Chánh niệm, thiền định.


Mặc dù các mối liên hệ nhân quả cần được nghiên cứu thêm, nhưng các mối tương quan đủ đáng lo ngại để đảm bảo sự can thiệp. Bản thân cấu trúc của phương tiện truyền thông hiện đại đe dọa đến những khả năng này, nhưng sự thay đổi trong chính sách, cải cách giáo dục và thói quen cá nhân có thể giúp khôi phục khả năng đọc sâu. Mình thấy nhiều người khi xưa viết nhiều nhưng nay chuyển cách; viết dăm ba câu ngắn kèm theo tấm ảnh không liên quan gì cả để câu View. Mình để ý bài nào mình kể nhiều và dài thì số lượng người đọc ít. Nhưng tải tấm ảnh lên thì được nhiều View.


Nhưng sẽ không công bằng nếu chỉ đổ lỗi cho công nghệ. Nền kinh tế của ngành công nghiệp tin tức đã phát triển theo hướng ưu tiên lợi nhuận hơn dịch vụ công. Khi các mô hình doanh thu truyền thống sụp đổ, nhiều kênh truyền thông theo đuổi lượt nhấp và chia sẻ hơn là báo chí chất lượng. Họ tràn ngập các nguồn cấp dữ liệu với các nội dung hỗn tạp gây mất tập trung thay vì nội dung viết có nội dung. Chu kỳ tin tức 24 giờ thúc đẩy tốc độ hơn là độ chính xác. Những áp lực về mặt thể chế này khiến những câu chuyện sắc thái, được nghiên cứu khó phát triển hơn.


Các trường học phải đối mặt với áp lực rất lớn trong việc giảng dạy theo các bài kiểm tra chuẩn hóa. Các nhà giáo dục dạy các kiến ​​thức toán học và khoa học nhiều hơn là các kỹ năng tư duy phản biện. Bài viết trình bày ít được chú trọng hơn các bài luận theo công thức. Học sinh thường được khen thưởng vì học thuộc lòng nhiều hơn là phân tích suy luận. Hệ thống này ngăn cản sự tò mò về mặt trí tuệ và sự kiên nhẫn cần thiết để đọc sâu.

Ngoài ra, nghèo đói và bất bình đẳng đóng vai trò chính. Khả năng đọc hiểu có mối tương quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế xã hội. Những người phải vật lộn để đáp ứng các nhu cầu căn bản có ít thời gian và năng lượng dành cho việc đọc sách. Các khu vực nghèo phải chịu cảnh trường học thiếu kinh phí với các lớp học quá đông và nguồn lực hạn chế. 

Những bất lợi về môi trường này trở thành rào cản đối với việc biết chữ.

Các khuôn mẫu văn hóa cũng có tác động. Nhiều người sai lầm khi cho rằng đọc sách là một hoạt động trí tuệ không thú vị, đặc biệt là đối với nam giới. Ngay cả những người ham đọc sách cũng bị gắn mác là mọt sách. Sự kỳ thị xã hội tạo ra sự xung đột về mặt tâm lý đối với việc đọc sách. Đặc biệt là đối với những thanh thiếu niên quá lo lắng về hình ảnh của mình trong thời đại văn hoá xeo-phì.


Vấn đề này đan xen nhiều chủ đề xã hội phức tạp; công nghệ, phương tiện truyền thông, kinh tế, giáo dục, nhân khẩu học và văn hóa. Không có nguyên nhân hoặc giải pháp đơn lẻ nào. Sự suy giảm khả năng hiểu đọc gây ra những tác động đáng lo ngại cho toàn xã hội. Các công cụ cần thiết để hiểu được một thế giới ngày càng phức tạp đang bị đe dọa. Nếu không có khả năng và khuynh hướng đọc sâu, chúng ta sẽ mất đi những năng lực căn bản để hiểu các vấn đề, đánh giá sự thật, tranh luận một cách tôn trọng, đồng cảm với các quan điểm khác nhau, phân biệt sự thật với sự dối trá và tham gia trí tuệ vào phương tiện truyền thông. Sự thật ngày nay, chúng ta thấy người ta không tôn trọng ý kiến khác với định kiến của mình.


Hậu quả thấm nhuần vào nhiều khía cạnh của đời sống cộng đồng. Trong chính trị, diễn ngôn bị pha loãng thành những khẩu hiệu thiếu suy nghĩ, chủ nghĩa giật gân và chủ nghĩa bộ lạc. Nếu không có phân tích sắc thái, các đảng phái sẽ truyền bá thông tin sai lệch để xác nhận thành kiến ​​của họ. Người bỏ phiếu đưa ra những lựa chọn thiếu hiểu biết. Phạm vi đưa tin của phương tiện truyền thông chuyển sang đưa tin về đua ngựa và khiêu dâm thay vì phân tích các vấn đề hợp lý. Sự chia rẽ đảng phái ngày càng lớn khi chúng ta mất đi các nguồn thông tin chung và cách giao tiếp giữa các khác biệt, xã hội phân mảnh mà không có sự hiểu biết chung về sự thật. Sự thật được xem là những gì chúng ta nghĩ là đúng. Ai không thuận ta là sai. Đó là vấn đề của xã hội hiện nay.


Sự tham gia của công dân bị ảnh hưởng vì công dân không muốn đọc các phân tích chính sách và báo chí dài. Bị các nhà hoạt động và quảng cáo chính trị cung cấp thông tin sai lệch, mọi người trở nên thờ ơ, không tham gia và hoài nghi. Cuộc bầu cử vừa qua, ít ai lên trang web của các ứng cử viên để đọc chương trình hành động của họ nếu đắc cử. Cử tri chỉ mon men theo các tin tức trên mạng, được điều phối theo kỹ thuật toán chọn lọc. Họ rống lên chương tình 2025 nhưng chả ai đọc nhưng cứ gán là của ông Trump.


Những thách thức xã hội phức tạp bị đơn giản hóa quá mức thành các vấn đề gây chia rẽ theo khuôn mẫu. Các khẩu hiệu phản đối thay thế cho cuộc tranh luận sâu sắc và hoạt động có giáo dục. Các phong trào đưa ra những yêu cầu có ý định tốt nhưng sai lầm do hiểu biết nông cạn. Nếu không có một công dân có khả năng hiểu được sắc thái, nền dân chủ không thể hoạt động lành mạnh. 


Khi xưa, ứng cử người ta thấy có nhiều cuộc tranh luận được thực hiện để cử tri có cơ hội nghe lập luận và đường lối, chính sách của ứng cử viên để họ có thể lựa chọn thích đáng người đại diện cho họ trong thể chế bầu cử. Nay chúng ta thấy họ hạn chế vụ tranh luận để bán quảng cáo. Tưởng tượng 1 tỷ đồng mà uỷ ban bầu cử của bà Kamala đốt hết trong vòng 3 tháng mà nay nghe nói còn thiếu nợ.

Quyết định kinh doanh được đưa ra theo phản xạ dựa trên phản ứng bản năng của giám đốc điều hành thay vì nghiên cứu dữ liệu, phân tích và quan điểm. Các chính sách được hình thành để có lợi cho các mục tiêu ngắn hạn thay vì tác động xã hội dài hạn. Các cân nhắc về đạo đức sẽ bị gạt sang một bên nếu các nhà lãnh đạo thiếu khuôn khổ triết học. Các nhà đầu tư thiếu hiểu biết sẽ đưa ra lựa chọn thiên vị theo tin đồn, sự cường điệu và phương pháp tiếp cận thay vì các nguyên tắc cơ bản về kinh tế. Kỹ thuật tài chính lấn át các cải tiến hữu hình đòi hỏi kiến ​​thức khoa học. 


Vụ này mình hay bị khi xưa, cứ đọc báo thấy mua cổ phiếu công ty này hay bán công ty kia nên lỗ học gạch đến khi đi học khoá tài Chánh về trading thì ông thầy giải thích là khi đài truyền hình mời một người nổi tiếng tỷ Phú nói chuyện. Họ hỏi ông ta nên mua cổ phiếu của ngành nào thì ông ta kêu thí dụ nên mua vàng chẳng hạn vì tương lai sao đó. Thế là thiên hạ xem tin tức ùng ùng chạy đi mua vàng thế là hôm sau ông ta bán vàng của ông ta. Từ đó mình mua tin tức qua các công ty nghiên cứu về thị trường, họ báo cho mình nên bán lúc nào và mua cổ phiếu nào thì thấy đúng hơn, tiền tuy lên nhưng không như diều lên mây nhưng ổn định.


Trong y học, việc tránh xa tài liệu y khoa cho phép sự lừa đảo và khoa học giả lan truyền. Bệnh nhân không thể cân nhắc số liệu thống kê, rủi ro và hướng dẫn của chuyên gia. Mọi người từ chối vắc-xin có lợi, sử dụng các chất bổ sung không cần thiết, trải qua các thủ thuật không cần thiết và đưa ra những lựa chọn lối sống thiếu hiểu biết. Sức khỏe cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng nếu không hiểu về dịch tễ học. Kinh nghiệm qua nạn dịch COVID cho thấy rõ ràng, chúng ta bị áp lực từ chính quyền để giúp các công ty dược phẩm móc túi chúng ta. Tưởng tượng họ hù rồi sau phải trả $100-$200 để dụ người Mỹ chích ngừa. Chúng ta sống trong thời kỳ mà đạo Đức xuống dốc. Các người mà mình tin tưởng vì họ là thầy giáo, bác sĩ,… họ chính là những người dựa vào lòng tin của chúng ta để làm tiền. Họ cần phải sống nhưng với số nợ $500,000 tiền học sau khi tốt nghiệp thì họ cần tiền để trả nợ nên phải làm những điều không muốn. 


Hôm qua, nghe tin bên Anh quốc, Nhật báo Daily Mail phải lên tiếng xin lỗi một vị bác sĩ khi bác sĩ này lên tiếng rằng, nghi ngờ Statins không hiệu lực như đã quảng cáo về cholesterol ,… tờ báo này chỉ trích họ và bị kiện ra toà suốt 5 năm trời hay ông Trump được đài ABC trả 15 triệu để cúng cho quỹ thiện nguyện vì vu khống ông ta hiếp dâm mấy người đàn bà nào. Cho thấy báo chí truyền thông ngày nay, để câu View, bán quảng cáo bất chấp đạo đức nghề nghiệp tung tin giả.


Ở Bolsa khi xưa, mấy tờ báo chửi, cứ lấy tiền ai đó để chửi một cá nhân nào. $500 chửi nữa trang còn $1,000 chửi một trang làm tiêu tan mây khói nhiều nhân vật trong cộng đồng đến khi có một bác sĩ có tiền kiện ra toà, toà bắt đền mấy triệu nên từ đó hết dám chửi bậy bạ.


https://www.bmj.com/content/387/bmj.q2261


Trong mọi lĩnh vực, chúng ta mất đi những cơ sở chung để truyền đạt ý tưởng một cách chính xác. Cứ xem các hội thoại, các người được xem là chuyên gia một vấn đề nào đó, đều lên tiếng chỉ trích nhau, cho thấy không có sự đồng thuận trong khoa học. Nếu không đọc tài liệu phức tạp, vốn từ vựng sẽ bị thu hẹp, diễn ngôn sẽ bị chi phối bởi cảm xúc và các phép loại suy sẽ thay thế sự thật. Điển hình trên mạng, người ta lấy các avatar hay nhấn trái tim hay like, cái mặt giận dữ để biểu cảm, không viết được một chữ. Hay nhắn tin với những chữ viết tắc mà ít ai hiểu vì tuỳ cá nhân, không có sự đồng thuận nào về cách viết gây hiểu lầm. Thậm chí chúc Tết, chúc nhau họ cũng không viết nổi một câu, ngoài lượm trên mạng của ai rồi tải lại.


 Chúng ta mất đi sự kết nối với lịch sử, nghệ thuật và văn hóa. Chủ nghĩa phản trí thức gia tăng khi việc đọc bị coi là dành cho giới tinh hoa nhất là ngay nay với chủ nghĩa thức tĩnh, hạn giới thiên hạ không được nói đến một đề tài nào vì sợ bị lên án, một áp lực rất lớn trong tự  Do ngôn luận.


Mình có xem mấy cuộc phỏng vấn: một người nam vì ảnh hưởng bạn bè nên lên bàn mỗ tự thiến, nay rất ân hận vì dại dột nghe theo trào lưu  tỏng học đường. 2 cô gái khác cho hay lúc dậy thì đâu biết gì, nghe thiên hạ nói nên tự cắt vú, cắt tử cung để ngày nay ân hận vì chưa tìm hiểu kỹ lưỡng. Tại Cali nay trẻ em ở tiểu học đã được giải thích vụ này và có thể lên bàn mỗ không hỏi han phụ huynh.


Một xã hội không thể kiên nhẫn đọc những văn bản dài sẽ phải vật lộn để hiểu thế giới theo cách cho phép phán đoán sáng suốt, đồng cảm với những khác biệt, chính sách hiệu quả, tiến bộ công nghệ, công lý kinh tế, lý lẽ khoa học và sự thật dựa trên thực tế chiến thắng những niềm tin sai lầm. Việc khôi phục khả năng đọc hiểu có thể là một trong những ưu tiên cấp bách nhất cho tương lai của nền văn minh. Từ ngày thằng con theo mình học nghề thì mình bắt nó đọc từ đầu đến cuối một hợp đồng để hiểu, và kiểm soát những chi tiết để tránh bị lừa đảo. Vì khi ký xong là mệt nếu không rõ vấn đề. Không thể nhắm mắt ký đại.


Nhưng có lẻ chính phủ không muốn chúng ta đọc sách và suy nghĩ nhiều vì họ muốn kiểm soát tư tưởng của chúng ta, định hướng chúng ta về sự việc chấp nhận các kế hoạch của họ một cách thành khẩn. Đọc sách trở thành một loại xa xỉ. Điển hình qua vụ COVID, mình thấy có nhiều bác sĩ lên tiếng chống đối chích ngừa nhưng đều bị kiểm duyệt, xem xong rồi mò lại thì thấy mất tích nay thì mọi chuyện vỡ lẽ ra, chúng ta bị lừa chích thuốc ngừa, được $100,…để chính phủ trả tiền cho Pfizer,… làm giàu.


Khi xưa, truyền thông rất ít, người ta nói: “nhất chúa nhì cha thứ ba Ngô tổng thống”, còn ngày nay thì nhất Phây, nhì tik tok thứ ba xeo-phì. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn